Những điều cần biết khi học thi lái xe ô tô HCM

Học thi lái xe ô tô ô tô HCM đang là một vấn đề được nhiều người thắc mắc khi ô tô dần trở thành phương tiện di chuyển chính trong thời đại ngày nay.

Việc học lái xe ô tô là rất cần thiết dành cho những ai muốn trang bị cho mình một kỹ năng tự lái xe để đáp ứng nhu cầu đi lại hoặc công việc hàng ngày.

Nhất là đối với những người đang sống và học tập tại tp.HCM với nhu cầu đi lại lớn.

Chính vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn những điều cơ bản cần biết khi học lái xe ô tô cho người mới như tìm hiểu những bộ phận chính trong buồng lái, và những lưu ý trước khi học lái xe ô tô.

1. Những điều cần biết khi học thi lái xe ô tô tại HCM

Khi mới học thi lái xe ô tô, mỗi một người chắc hẳn sẽ gặp những khó khăn và bỡ ngỡ riêng. Lái xe không chỉ cần kinh nghiệm mà còn là kiến thức, hiểu biết về chiếc xe mình lái.

Chính vì thế, người lái xe ô tô phải biết những bộ phận chính trong buồng lái để cho việc học lái xe ô tô trở nên dễ dàng hơn nhất là đối với những người trên địa bàn tp.HCM với nhu cầu đi lại lớn.

1.1 Các bộ phận chính trong buồng lái xe ô tô

Vô lăng

  • Điều khiển hướng chuyển động của ô tô
  • Được bố trí bên trái (đối với nước ta)

Công tắc còi điện

  • Điều khiển còi phát ra âm thanh khi xe đang di chuyển để báo cho người và phương tiện khác biết.

Công tắc đèn

  • Bật các loại đèn trên xe
  • Được bố trí bên trái trục tay lái
  • Nấc 1 bật đèn cốt, nấc 2 đèn pha và các loại đèn khác
  • Đèn xin đường gạt về phía trước hoặc sau

 

Khóa điện

  • Lock: Vị trí cắt điện
  • ACC: Cấp điện hạn chế
  • ON: Cấp điện hoàn toàn
  • START: Khởi động

Bàn đạp ly hợp – côn

  • Bên trái của trục vô lăng
  • Đóng mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực
  • Sử dụng khi khởi động động cơ, chuyển số, phanh dừng xe

Bàn đạp phanh chân

  • Bên phải của trục vô lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga
  • Điều khiển hệ thống phanh nhằm giảm, dừng chuyển động của xe ô tô

Bàn đạp ga

  • Bên phải của trục vô lăng lái cạnh bàn đạp phanh
  • Điều khiển lượng cung cấp nhiên liệu

Cần điều khiển phanh tay

  • Giữ cho xe đứng yên trên đường có độ dốc nhất định
  • Hỗ trợ cho phanh chân trong trường hợp cần thiết

Công tắc gạt nước

  • Nấc 0: Ngừng gạt
  • Nấc 1: Gạt từng lần
  • Nấc 2: Gạt chậm
  • Nấc 3: Gạt nhanh

1.2 Cách học thi lái xe số sàn khi học thi lái xe ô tô Tp.HCM

Khi muốn học bằng lái xe ô tô bạn nên chọn học bằng lái xe số sàn (B2) tại HCM. Bởi việc chỉ biết lái xe số tự động (B1) là một thiệt thòi lớn khi gặp xe số sàn sẽ không thể ứng biến được và luật không cho phép.

Xe số sàn có 3 cái bàn đạp nằm ở dưới sàn theo thứ tự từ trái sang phải: Côn – Thắng  – Chân ga

Chức năng:

  • Côn: phải đạp sát xuống sàn xe khi ta muốn sang số, ví dụ từ số 1 sang số 2, 2 sang 3…
  • Thắng: ngừng, giảm tốc độ
  • Chân ga: tăng tốc độ di chuyển

Khi tập lái xe ôtô số sàn bạn nên cẩn thận nghiên cứu và nhớ thật kỹ vị trí của cái cần sang số bên cạnh. Hãy tưởng tượng theo hình chữ H, cái gạch ngang ở giữa của chữ H là số 0 hay còn gọi là Neutral (lắc qua lắc lại cảm thấy nhẹ ở giữa nghĩa là đã cài số 0 rồi đấy, tập thói quen này luôn tay khi ta đang đậu ở đèn xanh đèn đỏ hoặc chưa muốn cho xe chạy)

Chú ý: luôn luôn ghi nhớ kéo thắng tay lên trước khi nổ máy xe và vị trí của xe nằm trên mặt bằng phẳng để bảo đảm sự an toàn.

XEM THÊM:

[REVIEW XÁC THỰC] – Tổng hợp thông tin thi bằng lái xe ô tô 2021!

2. Hướng dẫn lái xe ô tô số sàn học thi lái xe ô tô HCM

Trước khi nổ máy, phải chắc chắn rằng cần số xe đã chuyển về 0 bằng cách đạp hết chân côn xuống sát sàn tay phải lắc cần số qua lại ở gạch ngang chữ H.

Vặn chìa khóa cho xe nổ máy theo chiều kim đồng hồ, đạp nhẹ ga cho máy nổ đều. Lúc này xe chưa di chuyển đâu nhé tại đang ở số 0.

Chân trái vẫn vẫn đạp côn sát sàn. Chân phải chuyển từ chân ga sang chân thắng, cùng lúc đó kéo thắng tay thả ra. Lúc này chiếc xe đã chuẩn bị di chuyển và bạn gạt cần số vào vị trí số 1.

Chân phải nhắc ra khỏi bàn thắng và chuyển về rà nhẹ lên chân ga. Cùng lúc chân phải rà nhẹ ga thì chân trái thả nhẹ côn tầm khoảng 1/3 so với ban đầu (ban đầu là đạp sát xuống sàn).

Nếu các bạn thả chân côn quá nhanh hoặc thả hết sẽ khiến xe bị giật và tắt máy. Nếu cảm thấy xe bắt đầu chạy từ từ thì hãy thả hết côn cho nó lên cao. Đồng thời đạp ga nhẹ, thấy tốc độ đạt khoảng 16 km/h thì sang số 2.

3. Cần lưu ý gì khi học lái xe ô tô học thi lái xe ô tô HCM?

Thận trong và bình tĩnh

Trong quá trình học lái xe ô tô bạn sẽ được giảng viên nhắc nhở nhiều lần về vấn đề an toàn. Bạn phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, đừng vì một phút chủ quan hay lơ là mà phải nhận hậu quả đáng tiếc. Hãy lái xe thật chắc chắn và khiêm tốn, tập trung và tỉnh táo trên mọi con đường. Đặc biệt, sau khi có bằng lái xe tuyệt đối không uống rượu bia khi lái xe.

Luôn thắt dây an toàn, thường xuyên quan sát 2 bên gương, giữ khoảng cách an toàn giữa các xe, sử dụng phanh, ga, chân côn hợp lý.

Sử dụng hộp số đúng cách

Trước tiên, bạn cần học thao tác chuyển số thật nhuần nhuyễn kết hợp giữa chân và tay. Nếu như bạn không biết cách sử dụng hộp số thì sẽ tiêu tốn nhiên liệu về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số và xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Nắm vững luật giao thông đường bộ

Không chỉ giỏi thực hành, mà bạn cần phải nắm rõ luật giao thông đường bộ để chấp hành, đảm bảo an toàn cho mình và mọi người xung quanh. Đi đúng tốc độ quy định và “không phóng nhanh vượt ẩu” cho dù là đường vắng.

THI THỬ MIỄN PHÍ NGAY: Sát Hạch Lý Thuyết Lái Xe Ô tô Bằng B2 600 Câu

4. Kỹ năng lùi xe và quay đầu xe

Là một kỹ năng lái xe khó nhằn, đôi khi là cả với các tay lái kinh nghiệm. Bạn nên học thật kỹ và kiên trì tập kinh nghiệm này tay lái bạn sẽ khá hơn. Mặt khác, khi di chuyển trong thành phố, bạn nên quan sát thật kỹ và đảm bảo khoảng cách với xe đang đi ngược chiều, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác.

XEM NGAY: HƯỚNG DẪN TẬP LÁI BÀI THI SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ

5. Tập lái trong tình trạng tắc nghẽn giao thông

Đây là tình huống khiến các tay lái mới e ngại. Khi tập lái tại các điểm tắc nghẽn bạn nên lưu ý những điểm sau:

  • Không được để xe chết máy
  • Di chuyển lâu trong giờ cao điểm khiến xe bạn rất dễ bị tắt máy

Hơn nữa, lái xe ở tốc độ ổn định không phải điều dễ dàng. Hãy học cách điều phối nhịp nhàng và phối hợp với chân ga, côn thành thục. Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe, không giảm và tăng tốc đột ngột nếu như bạn không muốn đâm vao đuôi xe khác hoặc bị xe đằng sau hút vào mình. Đó sẽ chính là những lưu ý cơ bản đối với những người mới học lái xe ô tô.

Tất cả thông tin ở trên là những điều cần biết khi học lái xe ô tô,  chúc các bạn học và lái xe ô tô thật nhuần nhuyễn.

Từ khóa liên quan:

  • điều cần biết khi học lái xe ô tô
  • người lái xe ô tô phải biết
  • lưu ý trước khi học lái xe ô tô
  • những điều cần biết khi học lái xe ô tô
  • cần lưu ý gì khi học lái xe ô tô
  • điều cơ bản cần biết khi học lái xe ô tô

XEM NGAY:

Học bằng lái xe B2 hết bao nhiêu tiền?

Để biết thêm cụ thể chi phí và lịch thi CHÍNH XÁC nhất, quý học viên vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM THÀNH ĐẠT

VĂN PHÒNG ĐI DIN: 16 Dương Đình Nghệ, Phường 8, Quận 11, TP.HCM

TRUNG TÂM ĐÀO TO: 1171 Nguyễn Văn Tạo, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM

ĐIN THOI: 0765656565 (Mr.Tín)

GMAIL: dtnthanhdat@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *