Hôm nay Trung Tâm Thành Đạt sẽ Hướng Dẫn cách tự học lái xe ô tô bằng B2 cho các bạn mới bắt đầu. Chúng ta có thể tự học ở nhà để bổ trợ thêm cho kỹ năng lái xe ô tô.
CÁCH TỰ HỌC LÁI XE Ô TÔ BẰNG B2 TẠI NHÀ NHANH NHẤT
Học lái xe oto có khó không? Tôi có thể tự học lái xe ô tô B2 ở nhà không?
Đó là vấn đề được khá nhiều bạn thắc mắc. Và câu trả lời là: việc bạn học được hay không phụ thuộc vào sự cần cù của bạn. Ngoài ra kinh nghiệm của người đồng hành cùng bạn ( giáo viên hướng dẫn) cũng là điểm quan trọng.
Nếu bạn thật sự cố gắng tìm tòi thêm tài liệu rồi áp dụng bài học vào thực tế. Áp dụng từ từ, cẩn thận thì điều này hoàn toàn có thể được.
Điều cũng khá quan trọng để bạn có thể tự học lái xe ô tô ở nhà là bạn phải có người hướng dẫn bạn: như bạn bè hoặc cha mẹ, cô chú của bạn đã từng lái xe. Nếu bạn cố gắng tự học lái xe thì bạn chỉ nên tập lái ở mức độ lý thuyết thôi. Bởi vì lý thuyết bạn có thể tìm nguồn tài liệu và ôn tập dễ dàng hơn so với thực hành.
Cách tự học lái xe ô tô bằng B2 theo hướng dẫn của người thân
Có người thân chỉ dạy thì rất tốt tuy nhiên không phải ai lái xe giỏi cũng có kinh nghiệm truyền đạt. Chính vì vậy nhiều khi họ sẽ không giải quyết được những thiếu sót nhỏ của bạn.
Việc tự học lái xe ô tô đòi hỏi bạn phải có sự nhiên trì thì mới có được kết quả tốt . Mỗi tuần bạn cũng phải tập ít nhất là 3 ngày, khoảng 2 giờ/ngày thì mới nhanh tiến bộ được.
Những kiến thức cần thiết khi tự học lái xe oto B2
Học lái xe là một quá trình chính vì vậy bạn không nên vội vàng. Những kiến thức bạn cần nắm đầu tiên chính là kỹ thuật làm chủ vô lăng, ga, côn, thắng và khả năng quan sát khi di chuyển xe. Nên tập sẽ ở những bãi đất vắng người và nên chạy cẩn thận từ từ.
Tiếp đến, học cách quẹo trái, quẹo phải, rồi từ từ lùi xe, quay đầu….
Khi kỹ thuật bạn tạm ổn thì lúc này bạn có thể tự tin lái xe xuống đường. Làm quen dần trước với những con đường ít người qua lại. Dần dần bạn sẽ thấy kết quả tốt hơn theo thời gian.
Có thể bạn cần xem:
Tự học lái xe ô tô: Cách sử dụng hộp số
Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải( hoạt dộng nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:
- Thứ 1: Khi khởi động
Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).
- Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)
Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ, cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.
- Thứ 3. Khi xe đang chạy:
Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.
- Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe
Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu. Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô, bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chings mòn và hư.
Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năgn kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.
Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh(trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh
Cách sử dụng số cơ bản khi lái xe ô tô
Sử dụng không đúng rất dễ làm hư hại hộp số và có thể dẫn đến gây tai nạn. Có một vị trí khá đặc biệt trên hộp số xe mà không phải ai cũng quan tâm và biết sử dụng hợp lý: vị trí N đối với xe số tự động và số 0 đối với xe số tay, mà chúng ta quen gọi là “mo”.
Về mặt cơ bản, nếu sử dụng sai, nó có thể gây hao tổn nhiên liệu, và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn.
Lái xe ô tô số tự động
- Đang chạy xe, cần đỗ:
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh.
2- Kéo phanh tay, kéo vừa đủ, đừng kéo quá mạnh, nếu bạn đang đỗ trên đường bằng phẳng.
3- Đẩy cần số về P là đỗ xe xong.
- Khi phải dừng đèn đỏ: (tương tự như đỗ thôi).
1- Đạp phanh chân cho đến khi xe dừng hẳn, giữ nguyên chân ở vị trí bàn đạp phanh nếu thời gian dừng ít hơn 10 giây thì bạn cứ giữ chân phanh như vậy cho đến đèn xanh.
2- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi. Nếu thời gian chờ đèn đỏ hơi lâu 10 giây thì bạn nên chuyển cần số về vị trí N, chân phanh vẫn giữ nguyên, tất nhiên bạn không cần đạp phanh mà chỉ cần nhá phanh thôi.
- Khi chạy bình thường.
1- Đạp phanh.
2- Đẩy cần số về vị trí D.
3- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy. Nếu dừng lâu hơn nữa, trên 30 giây, thì bạn nên kéo phanh tay để cho chân thoải mái hơn:
- Với trường hợp đỗ mà kéo phanh tay thì thao tác tuần tự:
1- Đạp phanh chân,
2- Đẩy cần số về D,
3- Nhả phanh tay,
4- Chuyển chân phanh sang chân ga là chạy.
Tại sao khi chuyển cần số về Mo (N) vẫn phải đạp phanh/ kéo phanh tay, vì có thể tránh được xe bị trôi do tình trạng đường xá, hoặc phòng ngừa có kẻ sau tông vào đuôi xe mình làm dây chuyền.
Lên xe và khởi động xe: Sau khi bạn đã kiểm tra mọi điều kiện, kể cả mọi thứ xung quanh bên ngoài xe đều ổn, trạng thái xe lúc này: phanh tay đang ở vị trí phanh, cần số đang ở P, bạn đã ngồi ở tư thế sẵn sàng:
1- Chân gá vào chân phanh.
2- Khởi động xe (nên cho xe nổ máy vài giây truớc khi cho xe chạy).
2- Kiểm tra tình trạng đèn, còi…
3- Đạp phanh chân.
4- Chuyển cần số về D.
5- Nhả phanh tay.
6- Chuyển chân sang chân ga là đi thôi.
Học kỹ các kỹ năng lùi xe và quay đầu xe
Không hề là đơn giản khi tự học lái xe ô tô thuần thục các kỹ năng trên. Những kỹ năng này áp dụng hầu hết mỗi lần bạn lên xe. Khi lấy xe ra, hay đỗ xe ô tô vào bạn sẽ thực sự cần đến nó. Và để nó không mất nhiều thời gian và gây trở ngại đến những phương tiện khác, hãy học lái xe ô tô một cách nhuần nhuyễn.
Với đường thành phố, quan sát thật kỹ và đảm bảo về khoảng cách với xe đang đi ngược chiều khi quay đầu, sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác. Thêm nữa, trong trường hợp đỗ xe, nếu bạn không muốn đụng vào xe ô tô kế bên thì nên nắm chắc kỹ năng này nhé
Liên hệ Trung tâm Thành Đạt nếu bạn cần biết thêm thông tin về thi lấy bằng b2 nhé