Nâng bằng lái xe D lên FC

Đã từ lâu việc nâng bằng lái xe hạng D lên FC là nhu cầu của rất nhiều tài xế. Việc nâng cấp bằng lái là hết sức cần thiết để đáp ứng các nhu cầu công việc hàng ngày.

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin về thủ tục, thời gian, quy định nâng hạng giấy phép lái xe (GPLX) và chi phí bao nhiêu. Từ đó, giúp bạn có quyết định đăng ký nâng bằng lái xe ô tô kịp thời để phục vụ cho công việc.

Quy định nâng bằng lái xe ô tô

Điều kiện:

Để được nâng dấu GPLX ô tô, người tài xế cần đáp ứng đủ các quy định sau đây:

Người tài xế phải là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có độ tuổi theo đúng quy định của Bộ GTVT.

Ngoài ra, học viên cần cần đảm bảo sức khỏe theo xác nhận của Bộ Y tế.

Ngoài ra, bạn cần phải có giấy xác nhận thời gian bắt đầu hành nghề và số kilomet lái xe an toàn theo quy định.

  • Đối với trường hợp nâng hạng GPLX từ hạng B1 lên hạng B2: người tài xế phải lái xe ít nhất 1 năm kinh nghiệm và có ít nhất 12.000km chạy xe an toàn theo quy định.
  • Đối với trường hợp nâng 1 dấu từ bằng hạng B2 lên hạng C, hạng C lên hạng D, hạng D lên hạng E, lên hạng F: người tài xế phải có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và ít nhất 50.000km lái xe an toàn.
  • Đối với trường hợp nâng bằng B2 lên D, hạng C lên E: người tài xế phải có thời gian hành nghề từ 5 năm trở lên và có ít nhất 100.000km lái xe an toàn.
  • Đối với trường hợp nâng bằng lái xe từ hạng C lên hạng FC: người tài xế phải có thời gian hành nghề từ 1 năm trở lên và số km lái xe an toàn ít nhất là 50.000km.17

Người có bằng cấp văn hóa như bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên mới đủ điều kiện nâng hạng GPLX.

Thời gian

Theo quy định của Sở Giao Thông Vận Tải, thời gian nâng hạng GPLX ô tô đối với bằng do Thành phố Hồ Chí Minh cấp là 3 tháng.

Còn bằng lái ô tô do các Tỉnh cấp thì thời gian đào tạo và thi là 5 tháng.

Nâng bằng B2 lên C,D

Dưới đây là những điều kiện và hồ sơ để nâng hạng GPLX ô tô từ hạng B2 lên hạng C, hạng D.

Điều kiện nâng B2 lên C, D

Nâng từ bằng B2 lên C, D cần điều kiện gì?

Để đủ điều kiện nâng dấu bằng B2 lên hạng C, D, người đăng ký thi phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Là công dân đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam
  • Đủ 24 tuổi tính tới thời điểm thi sát hạng cấp GPLX
  • Có thời gian hành nghề ít nhất 3 năm và có số km lái xe an toàn ít nhất là 50.000km
  • Phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên

Hồ sơ nâng B2 lên C, D

Để được nâng dấu bằng B2 lên C, D, học viên cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, sau:

  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn
  • Đơn đề nghị sát hạch GPLX ô tô
  • Ảnh thẻ 3×4 mang áo trắng, chụp phông nền xanh
  • Giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế có thẩm quyền cấp
  • Bản photo giấy phép lái xe đang sở hữu kèm bản chính khi thi sát hạch và nhận giấy phép.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương
  • Giấy xác nhận thời gian bắt đầu hành nghề và số kilomet lái xe an toàn theo quy định.

Nâng dấu giấy phép lái xe C lên D, FC

Muốn nâng hạng GPLX ô tô từ hạng C lên hạng D, hạng FC thì cần những điều kiện gì và thủ tục tiến hành đăng ký như thế nào?

Điều kiện nâng bằng C lên FC

Khi có nhu cầu cần nâng hạng từ C lên hạng D, hạng FC, người tài xế cần đáp ứng các điều kiện:

  • Đủ 24 tuổi tính đến ngày thi sát hạch. Bạn có thể học trước nhưng khi đủ tuổi theo quy định mới được tham gia thi sát hạch
  • Có GPLX hạng C còn thời hạn
  • Có thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và ít nhất 50.000km lái xe an toàn

Hồ sơ nâng bằng lái C lên D, FC

Để được đăng ký học nâng bằng hạng C lên hạng D, hạng FC, người học cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn
  • 10 ảnh 3×4 phông nền xanh, chụp rõ mặt, chụp trong vòng 6 tháng gần nhất
  • Giấy khám sức khỏe được cấp bởi Bộ Y tế
  • Đơn đề nghị thi sát hạch GPLX bằng C lên D, FC theo mẫu quy định
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu
  • Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên
  • Bản sao GPLX dạng PET không cần công chứng

Chi phí

Trung Tâm  Thành Đạt hỗ trợ dịch vụ nâng hạng GPLX với chi phí như sau:

  • Phí này đã bao gồm tài liệu
  • Học phí
  • Sân bãi…

Các bạn có nhu cầu đăng ký nâng hạng bằng lái xe có thể tham khảo.

Các bước nâng bằng lái

Khi có nhu cầu nâng hạng bằng lái xe B1 lên C, D, FC bạn cần đến trung tâm để làm hồ sơ đăng ký học sát hạch theo quy định của Sở Giao Thông Vận Tải.

Đóng lệ phí thi sát hạch nâng cấp GPLX dựa vào từng gói đăng ký phù hợp.

Sau khi đóng học phí, bạn sẽ nhận được thông báo về lịch học lý thuyết và thực hành.

Từ 1 – 2 tuần bạn sẽ được tiến hành bắt đầu học lý thuyết và thực hành để thi sát hạch.

Trung tâm hỗ trợ đào tạo

Bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp Trung Tâm Thành Đạt để được nhận tư vấn cụ thể và miễn phí về cách nâng hạng bằng D lên FC như thế nào nhé:

Liên hệ ĐĂNG KÍ HỌC THI LÁI XE Ô TÔ: 076 5656565 (Mr.Tín)

▼ Facebook: https://www.facebook.com/trungtamdaynghethanhdat/

🔗 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCfpeVtgQkhWkx3Z0JQM-vIw

📧 Gmail: dtnthanhdat@gmail.com

📝 VĂN PHÒNG: 16 Dương Đình Nghệ, Phường 8, Quận 11, TP.HCM

🚗 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO: 1171 Nguyễn Văn Tạo, Xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Câu hỏi thường gặp

Vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh việc nâng hạng bằng từ D lên FC. Chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời ngay sau đây.

Câu hỏi 1: Thời gian học lý thuyết và thực hành khi học sát hạch nâng hạng bằng là bao lâu?

Theo quy định, thời gian đào tạo cho học viên đăng ký học sát hạch có tổng cộng 192 giờ học, trong đó bao gồm 48 giờ học lý thuyết và 144 giờ học thực hành.

Câu hỏi 2: Tại sao phải nâng hạng giấy phép lái xe?

Việc nâng hạng GPLX rất cần thiết cho những tài xế có kinh nghiệm chạy xe lâu năm.

Đồng thời độ tuổi người tài xế được quy định rất chặt chẽ, tránh tình trạng những tài xế còn trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm chạy xe để xử lý tốt những tình huống nguy hiểm.

Câu hỏi 3: Học thực hành bao nhiêu người trên 1 xe?

Thực hành lái xe là một phần rất quan trọng khi học sát hạch nâng hạng GPLX.

Việc học 1 người/1 xe luôn giúp đạt hiệu quả tối đa nhưng rất ít trung tâm làm được vì không có đủ xe tập lái.

Bạn cần phải tham khảo kỹ các thông tin tại trung tâm trước khi tiến hành đăng ký học sát hạch. Nếu được học 1 người/1 xe với chi phí miễn phí thì là tốt nhất.

Câu hỏi 4: Đăng ký học vào những ngày cuối tuần như thứ 7, Chủ Nhật có bị tính thêm phụ phí không?

Với nhiều người có lịch trình làm việc dày đặc, việc đăng ký học sát hạch vào những ngày cuối tuần là hết sức cần thiết.

Việc thu phí hay không còn tùy thuộc vào từng trung tâm.

Tại những Trung tâm đào tạo uy tín thì hoàn toàn không thu phụ phí vào cuối tuần, sẽ tạo điều kiện hết sức có thể cho học viên. Cho nên bạn cần hỏi kỹ khi đăng ký học tại trung tâm.

Câu hỏi 5: Thời gian học thực hành để nâng cấp hạng lái xe là khi nào?

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thi sát hạch để nâng cấp GPLX, học viên sẽ được thông báo về thời gian học lý thuyết và thực hành.

Thông thường thời gian học thực hành là từ sau 1 – 2 tuần sau khi đăng ký học và thi sát hạch.

Câu hỏi 6: Nâng dấu GPLX có cần hồ sơ gốc không?

Việc đăng ký nâng hạng GPLX không cần hồ sơ gốc. Vì việc quản lý Giấy phép lái xe đã được lưu trên hệ thống lưu trữ dữ liệu quốc gia. Hệ thống này lưu trữ thông tin GPLX trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin về điều kiện, thủ tục, học phí cũng như quy trình nâng GPLX hạng B2 lên C, lên D, lên FC.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *